Ngày nay, bạn có thể đã thấy mã QR ở khắp nơi, từ các trang web đến quảng cáo hay thùng hàng,... Chúng trông hơi giống mã vạch nhưng thay vì sọc dọc, chúng được tạo thành từ các mẫu hình vuông. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp bắt đầu sử dụng chúng, chúng ngày càng trở nên dễ nhận biết hơn và càng trở nên tiện dụng hơn đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán.

Nhưng chính xác thì những cái gọi là mã QR là gì và ứng dụng trong thanh toán như thế nào? Đây là mọi thứ có thể bạn muốn biết.

QR Code là gì?

QR là viết tắt của Quick Response (Phản hồi nhanh).

Mặc dù trông chúng như một hình vẽ đơn giản nhưng mã QR thực sự có khả năng lưu trữ nhiều dữ liệu. Nhưng bất kể chúng chứa bao nhiêu dữ liệu, khi được quét, mã QR sẽ cho phép người dùng truy cập thông tin ngay lập tức. Đó là lý do tại sao nó được gọi là mã QR – Quick Response.

Chẳng hạn đoạn nội dung sau có thể mô phỏng trong một mã QR:

  • CÔNG TY TNHH TM DV HALINK
  • Tầng trệt, Tòa nhà DTEC TOWER - Số 6 Phan Chu Trinh, Q.Tân Phú, TP.HCM
  • Hotline: 090.635.1080 - 096.698.1085
  • Email: dv@halink.vn

Dưới đây là mã QR của thông tin trên, bạn có thể dùng điện thoại thông minh để quét thử:

 QR code là gì?

Lịch sử mã QR

Hệ thống mã QR đầu tiên được phát minh vào năm 1994 bởi công ty Denso Wave của Nhật Bản, một công ty con của Toyota. Họ cần một cách để theo dõi chính xác các phương tiện và bộ phận trong quá trình sản xuất. Để đạt được điều này, họ đã tìm cách phát triển một loại mã vạch có thể mã hóa các ký tự kanji, kana và chữ và số.

Tạo website bán hàng nhanh trong 3 bước với Wiza.

Tốt hơn mã vạch

Như bạn thường thấy mã vạch là những đường gạch từ trên xuống dưới với nét đậm nét nhạt. Điều đó có nghĩa là chúng chỉ có thể lưu trữ một lượng nhỏ thông tin, thường ở định dạng chữ và số.

Nhưng mã QR được đọc theo hai hướng (nên đôi khi còn được gọi là “mã vạch hai chiều”) - trên xuống dưới và từ phải sang trái. Điều này cho phép nó chứa một lượng lớn dữ liệu hơn.

Mã QR đầu tiên mất hơn một năm để phát triển. Nó có khả năng chứa tới 7.000 chữ số cộng với các ký tự kanji và nó có thể được đọc nhanh hơn mười lần so với mã vạch thông thường.

Tuy nhiên, hiện nay việc tạo mã QR khá là nhanh chóng và dễ dàng. Việc đọc nó cũng đơn giản không kém khi mọi điện thoại thông minh hiện nay đều có thể đọc được thông tin mã QR.

Tạo website chuyên nghiệp nhanh trong 3 bước với Wiza.

Tích hợp QR code vào thanh toán.

Ứng dụng QR code trong thanh toán trực tuyến?

QR code hiện đang phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm lĩnh vực thanh toán trực tuyến. Cùng với việc phát triển các loại ví điện tử, mã QR được sử dụng để các ứng dụng ví có thể đọc nhanh thông tin thanh toán. Hiện nay, bạn có thể sử dụng các ví điện tử như MoMo, Viettel Pay, ZaloPay,… để quét mã QR thanh toán tại các cửa hàng hoặc trên các website.

Tạo website bán hàng ngay hôm nay.

Sự kết hợp của ví điện tử và mã QR giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng. Thay vì phải điền số tài khoản nhận thanh toán, giờ đây bạn chỉ cần đưa điện thoại lên quét mã QR là có thể lấy được thông tin thanh toán ngay lập tức bao gồm số tài khoản nhận tiền, số tiền, nội dung thanh toán,… Điều này mang lại nhiều sự tiện lợi cho quá trình thanh toán trực tuyến.

Sử dụng QR code thanh toán trên các website bán hàng đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Nó giúp tăng trải nghiệm khách hàng trên website và mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể nhờ sự đơn giản trong thanh toán.

Khi tạo website bán hàng hoạt động trên nền tảng Wiza, bạn cũng có thể tích hợp thanh toán mã QR với dịch vụ của các đơn vị cung cấp ví điện tử như MoMo, ZaloPay, GrabMoca, AirPay. Việc tích hợp công cụ thanh toán trực tuyến này ó thể được thực hiện một cách nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí cho những website chạy trên nền tảng Wiza.