Trong khoảng thời gian 3 năm trở lại đây, khái niệm chuyển đổi số trở nên ngày càng quen thuộc với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về chuyển đổi số và các tác dụng của nó. Cùng WIZA tìm hiểu về chuyển đổi số là gì? và Lợi ích của chuyển đổi số nhé.
Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số là cách gọi của thuật ngữ Digital Transformation trong tiếng Việt. Chuyển đổi số là thuật ngữ chỉ việc áp dụng các thành tựu công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp để đêm lại các giá trị mới cho doanh nghiệp và khách hàng.
Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp Việt Nam thường bị nhầm lẫn giữa việc chuyển đổi số với Số hóa (digitization). Ví dụ trong việc kinh doanh bán lẻ:
- Số hóa: nhập dữ liệu nhập xuất của các mặt hàng để tiện lợi cho việc thống kê.
- Chuyển đổi số: Quét mã để tính tiền. Sản phẩm và mã sẽ được tự động nhập vào hệ thống. Hệ thống sẽ hiển thị các vấn đề cần lưu ý cho việc nhập-xuất hàng hóa. Các vấn đề tương tự như số lượng tồn kho, ngày hết hạn, chi phí lưu giữ hàng hóa. Sau đó, nếu công nghệ mà tiệm tạp hóa đó dùng đủ tốt. Nó có thể hỗ trợ đưa ra số lượng dự đoán cho các lần nhập hàng tiếp theo để có thể tối ưu chi phí. Tuy nhiên, chủ tiệm tạp hóa cũng cần phải xem xét các yếu tố xã hội, yếu tố tiêu dùng tại khu vực để có thể quyết định.
Không những vậy, tại Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp đều xem việc số hóa là một phần nhỏ của chuyển đổi số.
Lợi ích của chuyển đổi số
Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, việc phát triển doanh nghiệp để có thể tồn tại và thành công trên thị trường là rất cần thiết. Việc áp dụng chuyển đổi số vào doanh nghiệp tạo ra được rất nhiều lợi ích. Đây là lý do vì sao rất nhiều doanh nghiệp chọn chuyển đổi số làm con đường phát triển trong thời đại 4.0. Chuyển đổi số có thể tạo ra được 5 ích lợi chính là:
1. Tăng hiệu quả quản lý
Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào việc quản lý sẽ thúc đẩy được tốc độ cũng như chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Qua đó cho phép doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí cho khâu quản lý cũng như sản xuất.
Ví dụ 1:
Chấm công bằng camera. Việc chấm công bằng camera sẽ hạn chế tối đa được sự can thiệp của con người vào hệ thống chấm công. Không còn những lý do như “em vội quá em quên bấm vân tay”... Điều này cũng sẽ cho phép việc bạn quản lý nhân lực chính xác hơn.
Ví dụ 2:
Áp dụng server dữ liệu chung, cho phép nhân viên của các phòng ban có thể thao tác trên cùng một bộ dữ liệu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm giấy, tiết kiệm thời gian bàn giao giấy tờ, minh bạch về dữ liệu (dữ liệu được nhập sẽ lưu tên người nhập)...
2. Tăng năng suất của nhân viên
Năng suất làm việc của nhân viên sẽ hiệu quả hơn với sự giúp đỡ của công nghệ. Công nghệ sẽ hỗ trợ nhân viên trong các công việc tiêu tốn nhiều thời gian nhưng tạo ra giá trị thấp. Khoảng thời gian này sẽ để nhân viên tập trung vào các công việc tạo ra giá trị cao như phân tích dữ liệu, nghiên cứu chiến lược cho phòng ban…
Ví dụ:
Trong phòng kinh doanh, nhân viên kinh doanh có thể tiếp cận với khách hàng thông qua nhiều phương pháp hơn là gặp mặt trực tiếp. Ngoài ra, với sự ra đời của chữ ký số, các hợp đồng nay đã có thể được ký online. Không những thế, phòng kinh doanh còn có thể tổng kết số liệu kinh doanh dễ dàng với sự hỗ trợ của công nghệ. Thông qua đó, định hướng được chiến lược kinh doanh tốt nhất cho từng thời điểm.
3. Tăng số lượng, chất lượng sản phẩm/dịch vụ
Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào khâu sản xuất, cung cấp sản phẩm/dịch vụ sẽ tăng cao năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm/dịch vụ.
Ví dụ:
Các bệnh viện tư áp dụng công nghệ kỹ thuật quét người ra vào cửa để gọi người khám tiếp theo. Điều này nhằm tránh việc quên bấm nút của y tá/ bác sĩ.
4. Tăng độ hài lòng của khách hàng, đối tác
Khách hàng, đối tác được sử dụng sản phẩm/dịch vụ tốt sẽ đạt được mức độ hài lòng cao hơn. Mức độ hài lòng này sẽ tăng danh tiếng cho doanh nghiệp.
Ví dụ:
Sản phẩm được giao tận tay cho khách hàng tiêu dùng cá nhân nhờ các đối tác giao hàng. Khách hàng có thể thử và đánh giá sản phẩm ngay tại nhà nhờ các ứng dụng của doanh nghiệp. Sự tiện lợi từ thành tựu công nghệ thông tin này giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ của mình để đáp ứng với tệp khách hàng mục tiêu của mình.
5. Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Nhờ áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào các mặt của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra được các phương pháp, chiến lược phát triển phù hợp với sự thay đổi chóng mặt của thị trường. Điều này cho phép doanh nghiệp có thể tăng được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Đặc biệt là mảng dịch vụ.
Ví dụ:
Các fanpage hiện nay có thể sử dụng AI chat box để tương tác với khách hàng thông qua các bộ câu hỏi và trả lời được soạn sẵn. Điều này cho phép doanh nghiệp phục vụ khách hàng được 24/7. Đây là tính năng cạnh tranh cực kỳ hiệu quả đối với các đối thủ có công nghệ thấp hơn mình.
Bắt đầu chuyển đổi số doanh nghiệp của bạn ngay bây giờ
Bạn có thể bắt đầu việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình tại WIZA
Hotline: 18006319